[Skill] bạn chọn HẾT GIỜ hay HẾT VIỆC?

18:44


 Chào các bạn, qua một người anh (xin phép được dấu tên) tôi đã hiểu được hai khái niệm thực sự "HẾT VIỆC" và "HẾT GIỜ" trong cuộc sống nói chung và trong môi trường làm việc nói riêng.
Thực ra nghe khái niệm thì có thể mới với chúng ta, nhưng tôi giám chắc các bạn cũng đã từng trải qua cả hai khái niệm này rồi. Để hiểu kỹ hơn, tôi xin trích lời và giải thích như sau:

Tại Việt Nam hầu như các doanh nghiệp đều kêu gọi nhân viên làm hết việc, chứ không phải làm hết giờ. Tuy vậy, lời kêu gọi này ít khi được giải thích cho đúng và càng ít khi được triển khai thực hiện cho thực sự hiệu quả.


 Chúng ta thử trả lời một số câu hỏi sau: 

  • Thế nào được coi là hết việc? 
  • Mà việc ở cơ quan thì làm sao mà hết được chứ? 
  • Việc này hết, việc khác đã phát sinh, và có những việc kéo dài triền miên, lặp đi, lặp lại mỗi ngày, quanh năm, suốt tháng. Như vậy nếu mỗi chúng ta đều làm cho hết việc, chẳng lẽ chúng ta không được về nhà và ở mãi cơ quan làm cho hết việc? 
Thực tế thì những thắc mắc này không mấy nhà quản lý (hay nói cách khác là sếp của chúng ta) trả lời được đầy đủ, dẫn đến lời kêu gọi cũng chỉ là kêu gọi suông!
Từ “việc” ở đây phải được hiểu là những việc đã được đưa vào kế hoạch thực hiện trong ngày/tuần/tháng/năm. Trước khi đưa vào kế hoạch, mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ mục tiêu cần đạt, phải phân tích công việc, đánh giá mức độ quan trọng, tính khẩn cấp, thời lượng cần thiết, và thứ tự ưu tiên để hoàn thành công việc. Và vấn đề “làm hết việc” chỉ có ý nghĩa khi bản kế hoạch công việc được lập một cách cẩn trọng, dựa trên cơ sở phân tích công việc một cách chuyên nghiệp, với những yêu cầu hoàn thành hết sứ rõ ràng, được cấp trên, khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, các bên liên quan… chấp thuận. Như vậy ngoài hiểu về hai khái niệm "hết giờ" và "hết việc" thì chúng ta đang dần sử dụng đến khái niệm về kỹ năng "Quản lý thời gian hiệu quả"

Làm thế nào để ý thức “làm hết việc” được hình thành trong mỗi chúng ta và dần dần biến thành ý thức tự giác, không cần phải kêu gọi hay ép buộc?

Trước hết, kỹ năng thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch công việc (theo cách nêu trên) mỗi chúng ta cần phải nắm được kiến thức cơ bản về nó để có thể áp dụng được. Tiếp theo, các yêu cầu công việc phải hết sức cụ thể, đo lường được, có tính khả thi, có tính thực tế, và có thời hạn rõ ràng. Tiếp theo, mỗi chúng ta hãy xem việc “làm hết việc” không chỉ là trách nhiệm mà còn là sở thích, niềm vui, đam mê của mình trong công việc, và dần dần biến thành một nét văn hóa của tổ chức.

Muốn làm được vậy, mỗi chúng ta cần phải tự ý thức và tuân thủ các nguyên tắc trong mục tiêu và kế hoạch để “làm hết việc”, từ đó chúng ta sẽ có cách thức làm việc hiệu quả và có động lực “làm hết việc”.


Qua những mục tiêu, kế hoạch theo từng ngày, từng tháng, quý hay năm mà mỗi chúng ta phải tự giác làm hết việc, chứ không phải cứ chằm chằm hết giờ là xách cặp ra về. Như vậy thì luồng công việc mới trôi chảy và chúng ta có thể hoàn toàn chủ động về mặt thời gian và công việc. Qua đó sẽ làm tăng hiệu suất và hiệu quả làm việc.

Trong nhiều môi trường làm việc, có những doanh nghiệp hoạt động theo: “Tạo cơ chế” không phải là chỉ áp dụng thưởng/phạt theo kiểu “cây gậy và củ cà rốt” (hết việc thì được thưởng, trễ việc thì bị phạt), mà quan trọng hơn, các doanh nghiệp đó cần phải xây dựng một “bầu không khí” tích cực, nơi mọi người cảm thấy “làm hết việc” (theo kế hoạch) là niềm vui, đồng thời là cách thức hòa nhập vào văn hóa chung của doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp, mỗi chúng ta cảm thấy hài lòng khi “làm hết việc”, không phải vì mình sẽ được thưởng, mà vì mình đã thực sự đóng góp có ý nghĩa vào việc đem lại sự hài lòng cho khác hàng, sự thành công của cấp trên, đồng nghiệp, tổ chức, các bên liên quan, và của chính mình!

Qua đó cũng đừng hiểu lầm, “làm hết việc” là sẽ vất vả hơn làm hết giờ. Chính ý thức “làm hết việc” sẽ giúp nhân viên tính toán, cân nhắc những việc quan trọng phải làm, và loại bỏ bớt những việc ít quan trọng, không tạo ra giá trị để khối lượng công việc trở thành gọn gàng, bớt rối rắm, căng thẳng. “Làm hết việc” hôm nay sẽ tạo sự nhẹ nhàng hơn cho ngày mai. Và dù ngày mai cũng có những việc phải làm, thì hết việc mỗi ngày sẽ tạo ra sự hưng phấn, thích thú trong công việc ở mỗi chúng ta.

Còn nhiều khía cạnh liên quan tới Hết giờ hay Hết việc mà tôi chưa đưa ra hết trong bài này. Mọi ý kiến đóng góp của các bạn xin gửi về địa chỉ oraplus.net@gmail.com
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý độc giả. Xin chân thành cảm ơn!

You Might Also Like

0 nhận xét

Popular Posts

Like us on Facebook

Flickr Images